Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm chi tiết nhất

Tin tức -

Việc nắm rõ thông tin về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm sẽ giúp bạn nâng cao ý thức trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình và đảm bảo các quyền lợi bảo hiểm khi tham gia.

Khách hàng nên chủ động tìm hiểu thêm về Luật kinh doanh bảo hiểm để an tâm tham gia trong suốt chặng đường dài.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm

Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm

Căn cứ Điều 17, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, doanh nghiệp bảo hiểm có những quyền:

+ Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

+ Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

+ Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 35 và khoản 3 Điều 50 của Luật Kinh doanh bảo hiểm*

+ Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

+ Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự.

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý:* Doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp sau:

–  Bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:

+ Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường

+ Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định.

(Căn cứ khoản 2 Điều 19, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000)

– Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Nếu bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

(Căn cứ khoản 2 Điều 20, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000)

– Bên mua bảo hiểm không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng.

(Căn cứ khoản 2 Điều 35, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000)

– Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì:

+ Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó

+ Nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

(Căn cứ khoản 3 Điều 50, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000)

Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ gì?

Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm

Dưới đây là nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:

+ Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.

+ Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.

+ Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

+ Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường.

+ Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

+ Như vậy, khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện chi trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm để họ có kinh phí khắc phục các sự cố không may trong cuộc sống.

Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm

Quyền của bên mua bảo hiểm

Bên mua bảo hiểm có những quyền sau:

+ Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm.

+ Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm.

+ Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 20 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

+ Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

+ Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật.

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm nếu:

– Doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Khi đó doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.

(Căn cứ khoản 3 Điều 19, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000)

– Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

(Căn cứ khoản 1 Điều 20, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000)

Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm

Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:

+ Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

+ Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.

+ Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.

+ Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

+ Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tư vấn viên hỗ trợ khách hàng ký hợp đồng bảo hiểm

Trong các nghĩa vụ trên, nghĩa vụ khai báo thông tin rất quan trọng, bởi thông tin mà bên mua bảo hiểm cung cấp như: Tuổi, giới tính, nghề nghiệp,tình trạng sức khỏe… là cơ sở để tính phí bảo hiểm. Nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra mà liên quan đến việc khai báo sai thông tin thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường theo quy định. Khi đó người chịu thiệt thòi là khách hàng cho dù lỗi khai báo thông tin là cố ý hay vô tình.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trong hoạt động đại lý bảo hiểm được quy định tại Điều 84, Nghị định 73/2016/NĐ-CP như sau:

Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có các quyền sau:

+ Lựa chọn đại lý bảo hiểm và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.

+ Quy định mức chi trả hoa hồng bảo hiểm trong hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định pháp luật.

+ Nhận và quản lý tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của đại lý bảo hiểm, nếu có thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.

+ Yêu cầu đại lý bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm thu được theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm.

+ Được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ phải thông báo cho Hiệp hội bảo hiểm những gì?

Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có nghĩa vụ sau:

+ Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đại lý phù hợp với quy định pháp luật.

+ Hướng dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm.

+ Thực hiện các trách nhiệm phát sinh theo hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký kết.

+ Thanh toán hoa hồng theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.

+ Hoàn trả cho đại lý bảo hiểm khoản tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận.

+ Chịu trách nhiệm về những thiệt hại hay tổn thất do hoạt động đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài gây ra theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.

+ Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động do đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện.

+ Thông báo cho Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam danh sách các đại lý bảo hiểm bị doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chấm dứt hợp đồng đại lý bảo hiểm do vi phạm pháp luật, quy tắc hành nghề.

Ngoài những quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thì bạn cũng nên tìm hiểu thêm về nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.

Như vậy doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đều có quyền và nghĩa vụ cần thực hiện. Hãy đảm bảo thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình đồng thời nắm rõ quyền lợi được hưởng khi tham gia.

Có thể bạn quan tâm

Tư Vấn Bảo Hiểm: Bảo Hiểm Nhân Thọ, Bảo Hiểm Sức Khỏe

Hotline: 0925.333.999 - 0962.011.091

Website: www.tuvanbaohiem.com

Trụ sở 1: 29 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trụ sở 2: 106 Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Chi nhánh 1: 76 Phố Ô Cách, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Chi nhánh 2: 11 Ngõ 45/10 Phố Hoa Lâm, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Chi nhánh 3: 132 Đường Quang Trung, TT Quế, Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam


LIÊN KẾT TRANG WEB:

Bất Động Sản Thúy An - www.thuyan.net

Ford Long Biên - www.fordlongbien.com

Vinfast Long Biên - www.vinfastlongbien.com

    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

    Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn bảo hiểm. Tôi rất mong với vốn kiến thức của mình sẽ làm hài lòng quý khách!

    Gọi ngay
    Messenger
    Zalo chát
    Bản đồ
    Đăng ký tư vấn